Bị ngộ độc popper triệu chứng và xử lý

Đau đầu, bỏng mũi hay chóng mặt là những tình huống dễ gặp khi bạn sử dụng popper. Nhưng ngộ độc popper lại là tình huống hiếm, nhưng không phải là không có.

Dưới đây Popper Hà Nội sẽ chia sẻ đến bạn 1 trường hợp bị ngộ độc popper. Từ đó các bạn sẽ biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc popper.

Bệnh viện Trưng Vương đã tiếp nhận 1 trường hợp ngộ độc popper: Bệnh nhân Nguyễn Văn C, nam, 31 tuổi, nhập viện trong tình trạng nôn ói sau khi uống 1 chai popper 30ml.

Bị ngộ độc popper

Trước đó 30 phút, bệnh nhân có tranh cãi với bạn và đã tự uống hết 1 chai popper 30ml. Sau khi uống xong, bệnh nhân bắt đầu nôn ói, vật vã, bứt rứt nhiều nên được đưa đi nhập viện.

Bệnh nhân tỉnh, kích thích, thở nhanh và co kéo cơ hô hấp phụ nhiều, xanh tím mặt và tay chân, nôn ói nhiều ra dịch vàng xanh.

Sinh hiệu: Mạch 122 lần/phút, huyết áp 100/60 mmHg, nhiệt độ 37oC, nhịp thở 22 lần/phút, SpO2 80% (khí trời).

Bác sĩ chẩn đoán khi nhập viện

Bệnh nhân ngộ độc Amyl nitrite (thành phần chính của popper) giờ thứ 1 – Theo dõi Methemoglobin – Theo dõi Suy tim – Theo dõi Hội chứng vành cấp.

Sau nhập viện, bệnh nhân được nhanh chóng cho thở oxy mask túi 10 lít/phút, rửa dạ dày bằng than hoạt qua sonde dạ dày và làm các xét nghiệm sinh hóa.

30 phút sau nhập viện, bệnh nhân bắt đầu lơ mơ, thở gắng sức nhiều hơn, huyết áp tụt 80/50 mmHg, mạch 130 lần/phút, SpO2 80% dù đang thở oxy mask túi 10 lít/phút. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy với FiO2 100% và sử dụng vận mạch noradrenalin liều 10 mcg/kg/phút (bệnh nhân nặng khoảng 70kg) để nâng huyết áp, Vitamin C 1g tiêm mạch chậm.

Điều trị ngộ độc popper

1 giờ sau nhập viện, tiến hành hội chẩn toàn viện, thống nhất chẩn đoán là Methemoglobin do ngộ độc Amyl nitrite, quyết định sử dụng Methylene blue liều 50mg tiêm mạch chậm để điều trị methemoglobin, lặp lại sau 1 tiếng nếu tình trạng không cải thiện, đồng thời tiếp tục thở máy qua nội khí quản, vận mạch noradrenalin và vitamin C.

Ngộ độc popper

3 giờ sau nhập viện, bệnh nhân được tiêm mạch chậm 50mg thuốc Metiblo (Methylene Blue) x 2 lần (cách nhau 2 giờ). Sau tiêm, tình trạng bệnh nhân cải thiện, SpOtăng dần từ 80% -> 92% -> 97%, giảm được FiO2 từ 100% -> 70% -> 40%, da niêm bệnh nhân từ tím xanh chuyển sang hồng hào dần.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức tích cực để theo dõi tiếp.

1 ngày sau nhập viện, bệnh nhân hồi phục tri giác hoàn toàn, da niêm hồng, SpO2 98% (FiO2 30%), huyết động ổn định và ngưng được vận mạch noradrenalin. Bệnh nhân được rút nội khí quản cùng ngày và chuyển khoa Nhiễm để theo dõi tiếp vào ngày hôm sau. 3 ngày sau đó bệnh nhân được xuất viện với tình trạng sức khỏe bình thường.

Nguồn: Khoa Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc | BV Trưng Vương

Lưu ý: Các bạn chú ý không được tự ý uống popper hay bất cứ chất hóa học lạ nào. Tự ý uống rất có thể dẫn đến ngộ độc. Khi có các triệu chứng ngộ độc, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Không tự ý cho bệnh nhân uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.